Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Giai Đoạn Ra Bông

Những nhà vườn bắt đầu làm bông thường hoang mang, lo lắng không biết giai đoạn cây ra mắt cua nên làm gì, bài viết này sẽ giúp các nhà vườn hiểu rõ hơn những việc cần làm và công tác chăm sóc từ lúc cây ra mắt cua đến sổ nhụy.

1. TƯỚI NƯỚC 
Để cây ra bông thì việc siết nước ( hãm nước) tạo điều kiện khô hạn là điều cần thiết
Việc ngưng tưới nước pử khu vực Miền Đông – Tây Nguyên, hay ngưng tưới nước kết hợp siêt cạn nước trong mương ở khu vực Miền Tây sẽ kéo dài trong suốt thời gian từ khi xử lý mầm hoa đến khi mắt cua hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh (mắt cua sáng hoàn toàn) thì cây cần nước để tiếp tục sống, phát triển và nuôi nông. Lúc này, nhà vườn cần cung cấp nước cho cây:
– Thời điểm tưới : Bắt đầu tưới khi mắt cua ra đài 2-3 cm.
Mắt cua hoàn chỉnh, có thể nhấp nước nhẹ lại
Lưu ý: Nếu tưới sớm khi mắt cua vẫn đang ra, chưa sáng rõ có thể dẫn đến nghẽn bông, mắt cua bị đen trở lịa và sẽ ra bị phướn hoạch lá
                                                                                                                                                                                                                        Mắt cua bị đen
Bông lá (bông phướn) cần vặt bỏ sớm
Bông lá cần vặt bỏ sớm
– Cách tưới : Khi bắt đầu tưới lại chỉ tưới sương nhẹ mặt đất, sau đó qua mỗi lần tưới tăng lượng nước thêm một ít. 1-2 ngày tưới 1 lần ( tùy theo điều kiện từng vùng). Sau đó, duy trì tưới nước bình thường trong suốt giai đoạn bông.
2. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG 
Trong thời gian xử lý cho cây ra mắt cua, cây bị siết nước nên rất yếu, vì vậy sau khi nhập nước xong cần bón phân lại ngay để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khỏe, mắt cua ra đều, to, mập.
Bông phát triển tốt khi cung cấp đủ dinh dưỡng
Các loại phân cần bón: ưu tiên hữu cơ trước, sau đó bổ sung các loại phân NPK ba số ( 15-15-15, 16-6-18,17-17-17…) và có thể phun phân bón lá bổ sung để cây được cung cấp dinh dưỡng ra mắt cua đều, to, mập.
Thời điểm bón:
– Phân hữu cơ: định ì 1-1,5 tháng bón/lần
– Phân hóa học: định kì 7-10 ngày/lần
+ Cây 5-6 năm: 1,5 kg/gốc
+ Cây 7-8 năm : 2 kg/gốc
+ Cây 8-10 năm: 3 kg/gốc
Góp ý: Trong giai đoạn cây mang bông nên cho cây đi thêm một cơi đọt, cây có thêm lá sẽ giúp cây khỏe hơn nuôi bông –  trái tốt hơn. Tuy nhiên, cơi lá này phải hoàn chỉnh (lá phải chuyển sang lụa) trước khi xổ nhụy.
3. PHUN NGỪA BỆNH 
– Thời điểm: Sau khi ra mắt cua hoàn chỉnh
Lưu ý: Giai đoạn cât đang ra mắt cua cực kì nhạy cảm, do đó tuyệt đối không phun xịt thuốc trong giai đoạn này. Việc phun ngừa bệnh chỉ tiến hành trước khi làm bông và sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn.
– Hoạt chất thuốc phun ngừa bệnh: Matalaxyl hoặc Matalaxyl + Mancozeb hoặc Hexaconazole+Azoxylstrobin hoặc Difenoconazola+Probicanazole…
 Hoạt chất thuốc phun ngừa sâu: Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Chlorenapyr,…
– Phun ngừa sâu – bệnh định kì 10-15 ngày/lần trong suốt thời gian cây mang bông.
4. TỈA BÔNG SẦU RIÊNG
Đa số nhà vườn đều nghĩ bông càng nhiều thì dễ đậu trái hơn hoặc cảm thấy tiếc không dám tỉa bỏ
Nếu nhà vườn để nhiều bông, lúc đó cây không cung cấp đủ dinh dưỡng nên bông nào cũng nhỏ, ốm, thiếu dinh dưỡng và dẫn đến tự rụng.
Nên việc tỉa bông ngay từ đầu chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí thích hợp để bông nào cũng mập khỏe chắc đậu bông đó nhà vườn không lo bị rụng.
Nguồn: Agriplusvn